CÁC THỦ TỤC KHÁC LIÊN QUAN VỀ HỘ TỊCH

1.Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam đã đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và đã ghi chú vào sổ hộ tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện.

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác thì điện cho các cơ quan chức năng liên quan để xác minh.

3.

Nhận kết quả

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua đường bưu điện.

4

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh.

Thành phần hồ sơ

1.

Tờ khai xin thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính (mẫu kèm theo pdf).

2.

Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

3.

Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

Số bộ hồ sơ: 01 bộ

2.Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại bộ phận lãnh sự của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc qua bưu điện.

Khi tiến hành đăng ký lại việc kết hôn, các bên đương sự phải có mặt.

2.

Cơ quan đại diện tiếp nhận hồ sơ, xem xét giải quyết

Viên chức lãnh sự kiểm tra, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viên chức lãnh sự tiếp nhận hồ sơ để giải quyết; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viên chức lãnh sự hướng dẫn cho người nộp hồ sơ làm lại.

3.

Cơ quan đại diện xác minh (nếu cần thiết)

Trong trường hợp cần phải xác minh thì cơ quan đại diện gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền.

4.

Trả kết quả

Trả kết quả tại bộ phận lãnh sự của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

5

Thời hạn giải quyết

(i) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ;

(ii) Trường hợp phải xác minh thì trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan đại diện gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh, cơ quan có thẩm quyền gửi kết quả xác minh tới cơ quan đại diện; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, cơ quan đại diện đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn; tổng thời gian giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

Thành phần hồ sơ

1.

Tờ khai (theo mẫu quy định):
Mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVS: Tờ khai đăng ký lại việc sinh;
Mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVKH: Tờ khai đăng ký lại việc kết hôn;
Mẫu TP/HT-2012-TKĐKLVT: Tờ khai đăng ký lại việc tử.

2.

Xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch thì phải tự cam đoan về việc đã đăng ký (trường hợp sổ hộ tịch không còn được lưu) và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.

3.

Bản sao Hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của đương sự (đối với đăng ký lại việc kết hôn); của người chết (đối với đăng ký lại việc tử); của cha, mẹ trẻ em (đối với đăng ký lại việc sinh), kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực).

4.

Văn bản ủy quyền có chứng thực hợp lệ trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh ủy quyền cho người khác làm thủ tục.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh chị em ruột của người được ủy quyền thì không phải có văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên.

5.

Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của người được ủy quyền làm thủ tục đăng ký lại việc sinh (xuất trình bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực).

Số bộ hồ sơ: 01 (bộ )

3.Đăng ký việc tử cho công dân Việt Nam chết ở nước ngoài tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện.

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.

3.

Nhận kết quả

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua đường bưu điện

4

Thời hạn giải quyết

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Thành phần hồ sơ

1.

Tờ khai theo mẫu (mẫu kèm theo pdf); Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp:
- Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết.

- Hộ chiếu/Photo Hộ chiếu của người mất 


Thẩm quyền cấp Giấy báo tử:
a) Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì chính quyền cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;
c) Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử.
d) Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử
đ) Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;
e) Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử.
g) Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Gìấy báo tử;
h) Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;
i) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;
k) Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.

2.

Xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai tử

Số bộ hồ sơ: 01 bộ

4.Đăng ký khai tử quá hạn cho công dân Việt Nam chết ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.

3.

Nhận kết quả

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện

4

Thời hạn giải quyết

(i) Trong ngày làm việc; nếu hồ sơ nộp sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo; (ii) Trường hợp phải xác minh thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan đại diện gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi kết quả xác minh tới cơ quan đại diện; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, cơ quan đại diện đăng ký khai tử; tổng thời gian giải quyết không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

Thành phần hồ sơ

1.

Tờ khai theo mẫu (mẫu kèm theo pdf); Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định: Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết do các cấp có thẩm cấp Giấy báo tử:
a) Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;
c) Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử.
d) Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử
đ) Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;
e) Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử.
g) Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Gìấy báo tử;
h) Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;
i) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;
k) Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.

2.

Xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai tử quá hạn.

5.Đăng ký việc nhận nuôi con nuôi giữa người nhận nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với trẻ em được nhận làm con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi tại trụ sở của cơ quan đại diện nơi đăng ký việc nuôi con nuôi.

2.

Xử lý hồ sơ

Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ lãnh sự, hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ các nội dung sau đây:
a) Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi;
b) Tư cách của người nhận con nuôi;
c) Mục đích nhận con nuôi.
Thời hạn kiểm tra, xác minh các nội dung trên không quá 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thêm, thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy việc cho và nhận con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Cơ quan đại diện đăng ký việc nuôi con nuôi.

3.

Nhận kết quả

Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt.

4

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh

Thành phần hồ sơ

1.

Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi (mẫu kèm theo pdf).
Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận.
Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thoả thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại nước nơi đăng ký việc nuôi con nuôi thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc chính quyền cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2.

Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.

3.

Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi.

Số bộ hồ sơ: 01 bộ

6.Đăng ký lại việc nuôi con nuôi cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, mà việc hộ tịch đó trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.

3.

Nhận kết quả

Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện

4

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh

Thành phần hồ sơ

1.

Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (theo mẫu quy định).

2.

Khi đăng ký lại việc nuôi con nuôi, nếu người đi đăng ký lại xuất trình bản sao giấy tờ đã cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung nuôi con nuôi được ghi theo nội dung của bản sao giấy tờ hộ tịch đó.
Trong trường hợp đương sự đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì phần ghi về quốc tịch của người đó trong sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch hiện tại của đương sự được ghi chú vào sổ hộ tịch và mặt sau của giấy tờ hộ tịch.
* Khi đăng ký lại việc nhận nuôi con nuôi, các bên đương sự phải có mặt. Quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi được công nhận kể từ ngày đã đăng ký kết hôn hoặc đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây.

Số bộ hồ sơ: 01 bộ

7.Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa các công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với nhau

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại bộ phận lãnh sự của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

2.

Tiếp nhận hồ sơ, xem xét giải quyết

Viên chức lãnh sự kiểm tra, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viên chức lãnh sự tiếp nhận hồ sơ để giải quyết; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viên chức lãnh sự hướng dẫn cho người nộp hồ sơ làm lại.

3.

Xác minh (nếu cần thiết)

Trong trường hợp cần phải xác minh thì cơ quan đại diện gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền

4.

Trả kết quả

Nhận kết quả tại bộ phận lãnh sự của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Thời hạn giải quyết

(i) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ; (ii) Trường hợp cần phải xác minh thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan đại diện gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi kết quả xác minh tới cơ quan đại diện; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, cơ quan đại diện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; tổng thời gian giải quyết không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

Thành phần hồ sơ

1.

Tờ khai.
- Theo mẫu TP/HT-2012-TKCMC.1 đối với trường hợp cha, mẹ nhận con;
- Theo mẫu TP/HT-2012-TKCMC.2 đối với trường con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi nhận cha, mẹ;
- Theo mẫu TP/HT-2012-TKCMC.3 đối với trường hợp con đã thành niên nhận cha, mẹ.

2.

Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của người con hoặc bản chụp Giấy khai sinh của người con kèm theo bản chính để đối chiếu, nếu đã đăng ký khai sinh (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực).

3.

Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

4.

Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của cha, mẹ và con (nếu con đã được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế), xuất trình bản chính để đối chiếu, hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực).

Số bộ hồ sơ: 01 (bộ)

8.Đăng ký việc nhận cha, mẹ giữa người nhận chưa thành niên và người được nhận là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các đương sự hoặc yêu cầu họ bổ sung giấy tờ cần thiết;

3.

Nhận kết quả

Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ lãnh sự, hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Thủ trưởng cơ quan đại diện ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

4

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh

Thành phần hồ sơ

1.

Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2.

Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

3.

Các giấy tờ, tài liệu, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như thư từ, phim, ảnh, băng, đĩa hình, kết quả giám định về mặt y học...(nếu có)

9.Đăng ký việc nhận con giữa người nhận và người được nhận là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các đương sự hoặc yêu cầu họ bổ sung giấy tờ cần thiết;

3.

Nhận kết quả

Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ lãnh sự, hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Thủ trưởng cơ quan đại diện ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

4

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh

Thành phần hồ sơ

1.

Tờ khai theo mẫu (mẫu kèm theo pdf). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2.

Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

3.

Các giấy tờ, tài liệu, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như thư từ, phim, ảnh, băng, đĩa hình, kết quả giám định về mặt y học...(nếu có)

Số bộ hồ sơ: 01 bộ

10.Đăng ký việc giám hộ giữa công dân Việt Nam với nhau cư trú ở nước ngoài, hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao

3.

Nhận kết quả

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua đường bưu điện

4

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh

Thành phần hồ sơ

1.

Giấy cử giám hộ (mẫu kèm theo pdf). Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ.

2.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại Cơ quan đại diện, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.

Số bộ hồ sơ: 01 bộ

11.Đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ giữa công dân Việt Nam với nhau cư trú ở nước ngoài, hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao

3.

Nhận kết quả

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua đường bưu điện

4

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh

Thành phần hồ sơ

1.

Tờ khai đăng ký chấm dứt việc giám hộ (mẫu kèm theo pdf).  

2.

Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây và xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

3.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.

4.

Trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định .

Số bộ hồ sơ: 01 bộ

12.Cấp lại bản chính giấy khai sinh đã đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện Việt Nam, mà sổ đăng ký sự kiện hộ tịch đó đang lưu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao

3.

Nhận kết quả

Nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua đường bưu điện

4

Thời hạn giải quyết

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Thành phần hồ sơ

1.

Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

2.

Tờ khai xin cấp lại bản chính giấy khai sinh (mẫu kèm theo pdf). của một trong các đối tượng sau:
a) Người được cấp bản chính giấy tờ hộ tịch tại cơ quan đại diện.
b) Người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền của người được cấp bản chính.
c) Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

3.

Bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có)

4.

Xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác

Số bộ hồ sơ: 01 (bộ)

13.Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch cho công dân Việt Nam đã đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam, mà sổ đăng ký các sự kiện hộ tịch đó đang lưu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài    

Các bước

Mô tả bước

1.

Nộp hồ sơ

Trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện

2.

Xử lý hồ sơ

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao

3.

Nhận kết quả

Nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua đường bưu điện

4

Thời hạn giải quyết

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Thành phần hồ sơ

1.

Đơn (Tờ khai) đề nghị của một trong các đối tượng sau:
a) Người được cấp bản chính giấy tờ hộ tịch tại cơ quan đại diện.
b) Người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền của người được cấp bản chính.
c) Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

2.

Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là những người được quy định tại các khoản b và c nói trên thì phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc.
Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc qua bưu điện thì người yêu cầu phải gửi đầy đủ các giấy tờ được quy định tại khoản này (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

Số bộ hồ sơ: 01

Nếu Quý khách cần biết thêm thông tin, xin liên hệ với chúng tôi:

Phòng Lãnh sự của Đại sứ quán:

- Giờ tiếp nhận hồ sơ tại Đại sứ quán: từ 9h30 đến 12h, chiều từ 14h đến 17h  các buổi từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần
- Giải đáp, tra cứu kết quả: điện thoại số 03-3466-3311
- Fax: 03-3466-3312
- Website:  …
- Email: vnconsular@vnembassy.jp
- Địa chỉ: ₸151-0062  東京郡渋谷区元代々木町50-11    ベトナム大使館

- Địa chỉ ga tầu  gần nhất tới Đại sứ quán: 小田急線の代々木八幡駅 (Yoyogi-Hachiman-eki). Ra cửa phía nam của ga, rẽ phải, đi theo đường山手通り về hướng bắc, qua ngã tư  代々木八幡前khoảng 40m quẹo phải, đi thẳng vào khoảng 100 m là tới ĐSQ (xem bản đồ hướng dẫn dưới đây).